Saturday, June 15, 2013

Cấu trúc database wordpress

WP có thiết kế database khá đơn giản, gồm 11 table sau:

  1. wp_comments: Lưu thông tin comment, phản hồi bài viết.
  2. wp_commentmeta: Lưu thông tin thêm về comment mà mặc định không có.
  3. wp_links: lưu link/bookmark
  4. wp_options: lưu các cấu hình hệ thống, các thông tin chung, cố định
  5. wp_posts: lưu bài viết: posts/page và các post type khác (nếu có).
  6. wp_postmeta: lưu thông tin thêm về bài viết, giả sử tôi có bài viết sản phẩm, tôi cần thêm thông tin về giá, hạn sử dụng … mặc định wp_posts sẽ không có field để lưu, và tôi sẽ lưu thông tin này vào postmetas
  7. wp_terms: lưu thông tin về category, tags …
  8. wp_term_relationships: lưu các quan hệ giữa post và taxonomy
  9. wp_term_taxonomy: Mô tả taxonomy
  10. wp_users: lưu tài khoản người dùng
  11. wp_usermeta: giống như comment meta, post meta, user meta lưu các thông tin mở rộng của user.

Friday, May 17, 2013

Google Adsense là gì và kiếm tiền với Google Adsense thế nào?

Ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin (CNTT) trong và ngoài nước đã sản sinh ra vô vàn cơ hội kiếm tiền, tạo nguồn thu nhập dồi dào trên Internet cho các Webmaster và Blogger ở Việt Nam và trên thế giới. Kiếm tiền trên Internet có nhiều loại, đa dạng và vô cùng phong phú. Những cách gì và làm như thế nào thì sẽ được đề cập đến trong các bài viết sau. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn một chương trình tạo nguồn thu nhập dồi dào trên Internet mà chắc hẳn đã không còn xa lạ với các Webmaster đó là Google Adsense (Hay còn gọi là GA).


Vậy Google Adsense là gì?

Google Adsense là một dịch vụ quảng cáo của Google được đưa ra vào giữa năm 2003. Người viết web hay thậm chí cả Blog có thể đăng kí cho mình một tài khoản để tham gia chương trình này và đăng các quảng cáo của Google lên trang web của họ. Những mẫu quảng cáo này được điều phối dựa vào nội dung trang web, địa chị IP người đọc và một số yêu tố khác. Google Adsense sẽ tạo ra lợi nhuận cho chúng ta dựa trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhập chuột vào quảng cáo của Google Adsense trên web của Webmaster ấy.

Dựa vào một số thuật toán đặc biệt, Google sử dụng công cụ của mình để đưa ra các đường dẫn, đường limk quảng cáo tương thích và phù hợp với nội dung trang web (Có chứa code Google Adsense) và phù hợp với ngôn ngữ của người đang đọc trang web đó.

Google lấy tiền đâu để trả cho các Webmaster

Đó là sử dụng dịch vụ Google Adword – một dịch vụ uy tính dành cho các nhà quảng cáo muốn quảng cáo trang web của mình trên Google. Google Adword hiểu nôm na là một dịch vụ quảng cáo của Google. Cái mà người muốn quảng cáo sẽ phải trả tiền cho mỗi một từ khoá họ muốn quảng cáo.

Ví dụ có trang web: woo.vn muốn người dùng search từ khoá “Mạng xã hội” thì trang này sẽ lên đầu tiên dưới dạng quảng cáo của Google. Muốn thế chủ sở hữu woo.vn phải trả cho Google một số tiền nhất định tuỳ vào độ hot của từ khoá. Khi các Webmaster chèn code Google Adsense vào web của mình và vô tình nội dung web đó gần hoặc trùng với nội dung từ khoá của woo.vn trả cho Google Adword thì từ khoá của đó sẽ hiện lên web của Webmaster kia. Và người dùng khi click vào từ khoá đó thì Google sẽ nhận được tiền từ tiền tôi trả cho Adword rồi sau đó sẽ trích lại một phần cho chủ sở hữu trang web kia.

Rất nhiều trang web sử dụng Google Adsense để kiếm tiền từ nội dung của nó và cũng rất nhiều chủ trang web đã kiếm được bội tiền từ nó. Họ làm điều này qua 3 cách:
  • Sử dụng nhiều cách như SEO, quảng cáo một số thủ thuật nào đó nhằm tạo ra lượng khách truy cập đến trang web của họ.
  • Xây dựng những nội dung có giá trị và chứa những từ khoá mà Google Adsense sẽ trả tiền cao khi được click vào trên web của họ.
  • Sử dụng nhiều hình thức khác nhau để khuyến khích người truy cập nhấp lên đường dẫn quảng cáo. Cũng muốn lưu ý thêm cho các bạn là Google tuyệt đối nghiêm cấm những câu tương tự như “Click on my Adsense ads” (Nhấp lên quảng cáo của tôi) để tăng số lần nhấn lên tài khoản Adsense. Những câu được chấp nhận là Sponsored Links (Đường dẫn được tài trợ) hay “Advertisement” (Quảng cáo).
Sau mỗi tháng Google sẽ tính toán xem số tiền bạn thu được trong tháng đã đạt mốc để thanh toán chưa (Tối thiểu là $50 cho lần đầu tiên và $100 cho các lần tiếp theo) rồi sẽ tiến hành gửi Sec hoặc trả tiền cho bạn thông qua một số kênh thanh toán danh tiếng và uy tín nhất để tránh mọi vấn đề phức tạp có thể xảy ra.

Trên đây là một số thông tin về Google Adsense cho những ai thực sự muốn bắt đầu công việc kiếm tiền chân chính trên mạng của mình. Chúc các bạn kiếm được nhiều tiền với website và khả năng của mình!

Cơ bản về SOAP

Web Serivce là một công nghệ cho phép client truy xuất để thực hiện mọi tác vụ như một Web Application. Về bản chất, Web service dựa trên XML và HTTP, trong đó XML làm nhiệm vụ mã hóa và giải mã dữ liệu và dùng SOAP để truyền tải. Web Service không phụ thuộc vào platform nào, do đó bạn có thể dùng Web Service để truyền tải dữ liệu giữa các ứng dụng hay giữa các platform.

Sơ đồ tương tác giữa User và Web Service:

SOAP – Simple Object Access Protocol

SOAP – Một tiêu chuẩn của W3C, là giao thức sử dụng XML để định nghĩa dữ liệu dạng thuần văn bản (plain text) thông qua HTTP. SOAP là cách mà Web Service sử dụng để truyền tải dữ liệu. Vì dựa trên XML nên SOAP là một giao thức không phụ thuộc platform cũng như bất kì ngôn ngữ lập trình nào.
Một thông điệp SOAP được chia thành hai phần là header và body. Phần header chỉ ra địa chỉ Web Service, host, Content-Type, Content-Length tương tự như một thông điệp HTTP.
Khi tạo một dự án Web Service, mặc định Web Visual Develop sẽ tạo cho bạn phương thức HelloWorld() sau:
public string HelloWorld(){
 return "Hello World";
}
Một HTTP Request sẽ có dạng sau:
POST /MathService.asmx/HelloWorld HTTP/1.1
Host: localhost
Content-Type: application/x-www-form-urlencoded
Content-Length: length
Đối với SOAP (v1.2)

-Request:

POST /MathService.asmx HTTP/1.1
Host: localhost
Content-Type: application/soap+xml; charset=utf-8
Content-Length: length

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<soap12:Envelope xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance" xmlns:xsd="http://www.w3.org/2001/XMLSchema" xmlns:soap12="http://www.w3.org/2003/05/soap-envelope">
 <soap12:Body>
      <HelloWorld xmlns="http://tempuri.org/" />
 </soap12:Body>
</soap12:Envelope>
Trong phần <soap12:Body> của đoạn SOAP request trên, thẻ <HelloWorld xmlns=”http://tempuri.org/&#8221; /> được dùng để các phần tử con tương ứng với các dữ liệu mà phương thức HelloWorld yêu cầu để làm tham số. Bởi vì phương thức HelloWorld không yêu cầu bất kì tham số nào, nên thẻ này cũng không có bất kì phần tử con nào.

-Response:

HTTP/1.1 200 OK
Content-Type: application/soap+xml; charset=utf-8
Content-Length: length

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
<soap12:Envelope xmlns:xsi="http://www.w3.org/2001/XMLSchema-instance" xmlns:xsd="http://www.w3.org/2001/XMLSchema" xmlns:soap12="http://www.w3.org/2003/05/soap-envelope">
 <soap12:Body>
  <HelloWorldResponse xmlns="http://tempuri.org/">
  <HelloWorldResult>string</HelloWorldResult>
  </HelloWorldResponse>
 </soap12:Body>
</soap12:Envelope>
Phương thức HelloWorld() của WebService trả về dữ liệu có dạng string, và bạn có thể thấy rõ điều này trong thẻ <soap12:Body>.
Nếu cần tìm hiểu thêm về SOAP, bạn có thể tham khảo các bài hướng dẫn trên W3schools:
http://www.w3schools.com/soap/default.asp

Wednesday, May 8, 2013

14 cái 'đầu tiên' của mạng Internet

Bạn có bao giờ thắc mắc, đâu là bức ảnh đầu tiên từng được tải lên mạng Internet, ai là người gửi đi email đầu tiên, quảng cáo banner đầu tiên trên trang web có hình thù ra sao...

Dưới đây là những khoảnh khắc "đầu tiên" góp phần làm nên lịch sử của mạng Internet.

1. Bức email đầu tiên do Ray Tomlinson tự gửi cho chính mình vào năm 1971. Nhớ lại nội dung của email này, Tomlinson cho biết, chúng chẳng có gì đáng nhớ và chỉ là một chuỗi ký tự vô nghĩa, kiểu như QWERTYIOP hoặc gì đó đại loại như vậy".
Tomlinson là người đầu tiên gửi email qua mạng Internet.

2. Mạng ARPANET phải chịu trách nhiệm phát tán thư rác đầu tiên, khi 393 người dùng đã nhận được email này vào ngày 3/5/1978.

3. Tên miền đầu tiên được đăng ký là Symbolics.com vào ngày 15/3/1985. Giờ thì website này chỉ còn vai trò lịch sử mà thôi.
Tên miền đầu tiên được đăng ký trên mạng Internet.

4. Website đầu tiên trên thế giới được dành để đăng tải thông tin về mạng World Wide Web và chính thức hòa mạng từ ngày 6/8/1991.
Đây là địa chỉ URL của trang này: http://info.cern.ch/hypertext/WWW/TheProject.html.
Trang web đầu tiên của thế giới.

5. Bức ảnh đầu tiên từng được tải lên mạng web do Tim Burners Lee, người được mệnh danh là cha đẻ, nhà phát minh ra World Wide Web, đăng tải, đại diện cho một nhóm tấu hài toàn nữ có tên Les Horrible Cernettes.
Bức ảnh đầu tiên được tải lên mạng Internet.

6. Tin nhắn chat IM AOL đầu tiên do Ted Leonis gửi cho vợ vào ngày 6/1/1993. Nội dung của nó như sau: "Đừng sợ. Anh đây. Yêu và nhớ em". Vợ của Leonis đã đáp lại "Wow, kiểu liên lạc này tuyệt đấy". Sau này, Leonis trở thành Phó Chủ tịch của AOL.
Ted Leonis, Phó Chủ tịch của AOL.

7. Banner quảng cáo trực tuyến đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên HotWired.com vào tháng 10/1994 để quảng bá cho 7 viện bảo tàng nghệ thuật và do mạng AT&T tài trợ.

8. Món đồ đầu tiên bán được qua eBay (khi ấy có tên là Auction Web) là một thiết bị chỉ laser bị gãy với giá 14,83 USD vào năm 1995. Người mua nó tiết lộ với nhà sáng lập eBay Piere Omidyar là anh ta chuyên sưu tầm thiết bị chỉ laser gãy.
Món đồ đầu tiên bán được trên eBay.

9. Cuốn sách đầu tiên được mua qua Amazon là "Computer Models of Fundamental Mechanisms of Thoughts" của tác giả Douglas Hofstadter vào năm 1995.
Cuốn sách đầu tiên được mua qua Amazon.

10. Câu nói đầu tiên được truyền qua mạng Skype là vào tháng 4/2003 bởi một thành viên trong nhóm phát triển. "Tere, kas sa kuuled mind?" trong tiếng Estonia có nghĩa là "Hello, can you hear me?", hay "Xin chào, anh nghe thấy tôi nói chứ?".

11. Mark Zuckerberg là thành viên đầu tiên của Facebook, nhưng người dùng Facebook đầu tiên không thuộc ekip sáng lập ra mạng xã hội này là Arie Hasit, một người Israel đang nuôi giấc mơ trở thành giáo sĩ Do Thái.
Arie Hasit, người dùng đầu tiên không thuộc ekip sáng lập của mạng xã hội Facebook.

12. Video clip đầu tiên được post lên YouTube là của nhà đồng sáng lập Jawed Karim quay tại Sở thú San Diego. Nó được upload vào ngày 23/4/2005 và đã được xem gần 10 triệu lượt từ đó đến nay.
Video clip đầu tiên được tải lên YouTube.

13. Câu tweet đầu tiên trên mạng tiểu blog Twitter là của nhà đồng sáng lập Jack Dorsey vào ngày 21/3/2006.
Câu tweet đầu tiên trên mạng tiểu blog Twitter.

14. Cuộc gọi di động thương mại đầu tiên được thực hiện vào năm 1983, do Bob Barnett, khi ấy là Chủ tịch của Ameritech bấm số.

Thursday, May 2, 2013

JSON là gì?


1. JSON là gì?

  1. Là 1 định dạng trao đổi dữ liệu
  2. Là 1 phuơng thức thông dụng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy với nhau (Client-Server)

2. Các phuơng thức hỗ trợ và tự động phân tích JSON trong jQuery

  1. jQuery.getJSON()
  2. jQuery.ajax()
  3. jQuery.get()
  4. jQuery.post()

3. Lời khuyên khi dùng JSON

  1. Không nên sử dụng jQuery.getJSON(); (kinh nghiêm cho thấy bạn sử dụng sẽ rất khó để tùy biến, về chi tiết bạn có thể xem tại "jQuery getJSON" của jQuery.com
  2. Không nên và đừng bao giờ set 1 option "type" hay "dataType" là kiểu 'json'
  3. JSON trong php trả về 1 string nên đơn giản trong jQuery bạn chỉ cần dùng hàm $.parseJSON(data)

Wednesday, May 1, 2013

Cách đây 30 năm người ta lập trình phần mềm như thế nào?

Ngày nay công việc lập trình (tuy hơi khô khan) nhưng cũng khá dễ chịu bởi vì các lập trình viên được trang bị rất nhiều phần mềm hỗ trợ, chỉ cần có một chiếc laptop và một phần mềm biên dịch hay soạn mã, người ta có thể viết ra rất nhiều thứ khác nhau. Tuy nhiên cách đây khoảng 3 thập niên, việc viết một phần mềm để chạy ứng dụng nào đó phải nói là rất khó khăn và cực kỳ mất thời gian vì họ không có phần mềm hỗ trợ, không có máy tính (do chưa phổ biến) để ngồi viết code và thậm chí là phải dùng tay để nhập từng đoạn mã một vào các thiết bị máy móc hay phần cứng.


Ông John Graham-Cumming, một lập trình viên nhiều năm kinh nghiệm đã kể lại cách mà ông viết phần mềm cách đây gần 30 năm trên blog cá nhân của mình. Vào năm 1985, ông được giao công việc viết một phần mềm cho máy dán nhãn sản phẩm lên các chai. Cách mà ông viết code lúc đó có thể khiến cho chúng ta nghĩ là... không thể "thô sơ" hơn. Ông đã tự tay viết từng đoạn mã một ra các tờ giấy, sau đó chuyển các đoạn mã đó thành mã Hex (để máy có thể hiểu được), do không có máy tính chuyển đổi Hex nên ông cũng phải tự tính ra trong đầu và ghi lại trên giấy luôn.

Sau công đoạn viết code là tới phần chuyển toàn bộ số code đó vào máy dán nhãn chai để nó có thể hoạt động được. Ông dùng một thiết bị có tên KIM-1 để làm công việc này và sự thật là nó cũng không mấy "thông minh" chút nào đâu, cái KIM-1 này có một bàn phím và màn hình điện tử nhỏ, ông vẫn phải dùng tay để nhập lại các đoạn mã Hex mà ông vừa làm xong ở trên thông qua bàn phím để chuyển nó vào thiết bị phần cứng, hoàn toàn không thoải mái như việc Copy/Paste như chúng ta đang làm hiện nay.

Sunday, April 28, 2013

Google an toàn hơn gấp 5 lần so với Bing

Theo một nghiên cứu mới đây của AV-Test, công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện này là Google Search cho ra kết quả tìm kiếm có độ an toàn cao hơn gấp 5 lần so với Bing, công cụ tìm kiếm của Microsoft. AV-Test cho biết rằng các trang kết quả mà Bing đưa ra thường có rất nhiều trang chứa malware gây mất an toàn cho người dùng.


Các nhà nghiên cứu của AV-Test đã dành 18 tháng để theo dõi hơn 40 triệu website - là các website thường hiển thị trong các kết quả tìm kiếm trên các công cụ như Bing và Google - để xem những trang web nào có chứa các trang có malware hay công cụ lừa đảo. Kết quả chi tiết đã được AV-Test xuất bản tại đây, và cho thấy một thắng lợi lớn cho Google.

Theo nghiên cứu, trong 20 triệu website kết quả tìm kiếm mà Google và Bing cung cấp, 272 kết quả tìm kiếm ở Google có chứa malware, trong khi con số của Bing thì cao hơn gần gấp 5 lần: 1285 kết quả. Trong khi đó, công cụ tìm kiếm Yandex của Nga là công cụ đứng top trong việc chứa malware, cao hơn Google gần 10 lần.

"Google phải xử lý từ 2 đến 3 tỷ lượt truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, nhưng có một điều rõ ràng là hàng trăm nghìn website chứa malware cũng đang được đưa vào các kết quả tìm kiếm hàng ngày" - đại diện Markus Selinger của AV-Test cho biết.

Người dùng bảo vệ mình như thế nào?

Con số thống kê cho thấy malware hiện nay đang ẩn chứa trong các kết quả tìm kiếm khá nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn toàn diện thì điều này cũng không quá đáng lo ngại. Dựa vào con số mà AV-Test thống kế, nếu như trong hơn 10.921.207 kết quả tìm kiếm từ Google chỉ có 272 malware, thì điều này đồng nghĩa với con số chỉ 0,0025 % kết quả tìm kiếm trên Google là có nguy cơ bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, ngay bản thân Google và cả trình duyệt đều có bộ lọc để bảo vệ người dùng.

Các trình duyệt hiện nay cung cấp cho người dùng công cụ lọc kết quả, và tất cả các trình duyệt lớn đều đi kèm một danh sách các web "đen", là các trang không bao giờ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Theo khảo sát của NSS Labs, bộ lọc này của trình duyệt khá tốt trong việc nhận diện website lừa đảo; cụ thể, Firefox có thể lọc được 90 % trang web giả mạo, Chrome thậm chí còn tốt hơn với 94 %, đứng ngay sau là Internet Explorer 10 với 92 %, và Safari với 91 %.

Ngoài ra, sử dụng một chương trình diệt virus tốt cũng sẽ giúp bạn tránh các nguy cơ từ trang web lừa đảo lẫn malware. AV-Test cho biết các phần mềm virus có tỷ lệ nhận diện malware trung bình khoảng 92,5%. AV-Test khuyên người dùng luôn cập nhật phiên bản mới cho trình chống virus cũng như trình duyệt web của mình. Với trình duyệt, người dùng cũng không nên sử dụng các add-on và extension đã lỗi thời để tránh các nguy cơ dính phải phần mềm độc hại.

Tham khảo: PCWorld

Friday, April 26, 2013

Tên miền vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ bị tịch thu


Từ tháng 7-2013, quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN) sẽ được áp dụng, theo đó có khả năng tên miền xâm phạm quyền SHCN sẽ bị tịch thu sau 10 ngày thay vì sau một năm như hiện nay.

Theo thông tin tại hội thảo về sở hữu trí tuệ do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức hôm 24-4 tại TPHCM, quy định xử lý vi phạm hành chính trên sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013. Theo đó, nghị định thay thế Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong SHCN dự kiến sẽ sớm được ban hành.

Theo đó, những tên miền xâm phạm quyền SHCN sẽ bị thu hồi sau 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, thay vì phải đợi sau một năm như hiện nay.

Xử lý này áp dụng cho hành vi sử dụng tên miền gây nhầm lẫn hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng, hoặc đăng ký tên miền nhưng nhằm mục đích đầu cơ để bán lại kiếm lời hoặc nhằm ngăn cản chủ sở hữu quyền đăng ký tên miền đó.

Theo luật sư của một số công ty luật nước ngoài có mặt tại hội thảo, thời hạn thu hồi tên miền sau một năm là một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến xử lý tên miền xâm phạm quyền SHCN.

Ngoài ra, việc xử lý vi phạm trên hiện cũng gặp khó khăn trong trường hợp không xác định được cá nhân/tổ chức đăng ký sở hữu tên miền. Chẳng hạn, theo một quan chức của Bộ Khoa học và Công nghệ không muốn nêu tên, hiện vụ việc về tên miền Bkav.vn không thuộc công ty an ninh mạng BKAV đã được đưa ra để xử lý, tuy nhiên không xác định được người đăng ký/chiếm giữ tên miền này.

Do đó, theo quan chức này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tính đến việc xử lý theo hướng, trong trường hợp đặc biệt như trên vẫn có thể tiến hành thu hồi tên miền nếu thấy có vi phạm chứ không nhất thiết phải đi tìm người đăng ký.

Cũng theo vị quan chức này, hiện hành vi vi phạm SHCN liên quan đến tên miền tại Việt Nam đạt ở mức cao. Chẳng hạn, Công ty Herbalife đã đăng ký một loạt tên miền tại Việt Nam, nhưng vẫn có tên miền Herbal-Life.com.vn do người khác đăng ký, gây nhầm lẫn với bốn tên miền Herbalife đã đăng ký.

Hay, Starbucks cũng đang gặp vấn đề tại Việt Nam. Khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì Starbucks không phát hiện ra vấn đề gì, nhưng khi đăng ký tên miền thì phát hiện tên miền starbucks.com.vn đã được đăng ký trước đó ba tháng.

Theo TBKTSG

Quảng cáo trực tuyến khổ sở vì Internet Explorer và Firefox


Hai trình duyệt nổi tiếng của Microsoft và Mozilla đã cung cấp chế độ Do Not Track (không theo dõi) ở thiết lập mặc định, khiến cho các nhà kinh tế lo ngại nền công nghiệp quảng cáo trực tuyến sẽ dần bị bóp nghẹt.

Chế độ Do Not track của Internet Explorer (IE) và Firefox (FF) tự động chặn các quảng cáo trực tuyến, trừ khi người dùng xác nhận rằng muốn có các quảng cáo này.

Trên thực tế, đa phần người tiêu dùng đều không muốn gặp những quảng cáo tự động nhảy vào giữa trình duyệt. Thói quen của mọi người khi cần thông tin là đến với các trang tìm kiếm nổi tiếng như Yahoo, Bing hay các sàn giao dịch.


Ngày 24/4/2013, Hội nghị ủng hộ quảng cáo kỹ thuật số đã được tổ chức tại Mỹ. Lou Mastria – Giám đốc điều hành của Liên minh quảng cáo kỹ thuật số (DAA - Digital Advertising Alliance) – đã đại diện tuyên bố: việc đặt mặc định tính năng Do Not Track trên IE và FF sẽ đe dọa trực tiếp đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Điều này có thể ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế nói chung, do thiếu hụt các hình thức cạnh tranh, phát triển và ảnh hưởng tới cục diện của mạng Internet.

Doanh thu quảng cáo trực tuyến đạt 36,6 tỷ USD chỉ trong năm 2012, chủ yếu nhờ các nhà quảng cáo đã có nhiều kinh nghiệm theo dõi dữ liệu người dùng thông qua trình duyệt. Nhiều trang tin tức, blog, dự báo thời tiết,… hiện nay có thể duy trì cũng vì lý do trên.

Adam Thierer - chuyên viên nghiên cứu tại Đại học George Mason, Mỹ – cũng ủng hộ ý kiến của Lou Mastria. Anh cho rằng: Quảng cáo trực tuyến là nhiên liệu cho nền công nghiệp trực tuyến. Tiềm năng phát triển của nền kinh tế này chắc chắn sẽ bị thu hẹp nếu việc thu thập dữ liệu bị hạn chế.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Jay Rockefeller của bang West Virginia Mỹ cho rằng: Người tiêu dùng hiện nay cần có những tiêu chuẩn về tính năng Do Not Track trong khi sử dụng Internet để bảo vệ những quyền lợi cơ bản của con người, như bảo vệ thông tin cá nhân. Ông tỏ ra rất hoan nghênh động thái của Microsoft và Mozilla về việc này.

Từ năm 2011, Jay Rockefeller đã từng đệ trình dự luật cho phép người tiêu dùng lựa chọn tránh khỏi việc theo dõi trực tuyến, nhưng dự luật này dường như chưa bao giờ được xem xét.

Harvey Anderson - đại diện cho Mozilla - cho rằng: Việc người dùng lo ngại về tính bảo mật khi sử dụng Internet còn nguy hiểm hơn việc mất doanh thu của những công ty quảng cáo. Niềm tin chính là thứ yếu để tạo thành mạng Internet ngày nay.

Theo Sống Mới

Google Drive bổ sung nhiều tính năng mới: chat, thêm bạn vào Circle, cho phép chỉnh sửa file offline



Google hôm nay đã bổ sung thêm cho ứng dụng Google Drive nền web của mình một số tính năng mới giúp "mang con người lại gần nhau hơn". Thay đổi đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là biểu tượng chat ở góc phải phía trên cùng, theo đó, khi bạn mở một file được chia sẻ với nhiều người khác, bạn có thể chat nhóm trực tiếp với họ chỉ với một nút bấm. Ngoài ra, Google Drive giờ đây sẽ thay đổi profile của từng thành viên trong nhóm quản lý file thành các hình ảnh đại diện, thay vì tên gọi hay nickname như trước - điều này sẽ giúp người dùng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nhận biết từng thành viên khác trong nhóm, bởi họ có thể nhận ra khuôn mặt của từng người. Đối với những ai không có hình đại diện, họ có thể chọn các ảnh thay thế như ảnh con chó, cá sấu hay khỉ.

Google cũng cho biết người dùng Google Drive có thể thêm bạn bè vào Circle trên Google+ ngay trực tiếp bên trong Drive mà không cần phải chuyển qua Google+ và thực hiện các công đoạn thủ công. Như vậy, với những đổi mới như trên, Google đang muốn "xã hội hoá" Drive và liên kết nó chặt chẽ với mạng xã hội Google+.

Cuối cùng, tập đoàn công nghệ Mỹ này cũng cho phép người dùng Google Drive giờ đây có thể chỉnh sửa tuỳ ý các file cá nhân mà không cần phải có Internet. Bên cạnh đó, tất cả những định dạng file bao gồm: Sheets, Docs và Slides giờ đây sẽ tự động được đưa về chế độ offline, vì thế bạn khỏi phải lo nghĩ nhiều về Internet mà vẫn có thể thêm bớt nội dung, hay tuỳ chỉnh lại dữ liệu một cách thoải mái.

Yahoo ra mắt ứng dụng thời tiết và email mới cho Android và iOS


Cuối tháng 4/2013, Yahoo đã chính thức ra mắt gói ứng dụng dự báo thời tiết Yahoo! Weather và hòm thư điện tử Yahoo! Mail dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và iOS.


Dịch vụ dự báo thời tiết trên website của Yahoo khá được ưa chuộng nhờ khả nâng cập nhật nhanh thông tin trên toàn thế giới với dữ liệu chi tiết như nhiệt độ, lượng mưa, sức gió và áp suất bằng cách lướt nhanh bản tin dự báo hoặc kéo xuống bản đồ rada. Nhưng xu hướng di động hóa ngày càng lớn mạnh khiến hãng cần phát triển thêm cả ứng dụng phiên bản di động.

Thay vì chỉ hiển thị các thông tin về thời tiết như các ứng dụng thông thường, Yahoo đã phát triển thêm khả năng hiển thị hình ảnh về thời tiết ở từng địa điểm, giúp người dùng có cảm nhận tốt hơn về thế giới xung quanh.

Những bức ảnh này không chỉ do Yahoo thu thập từ dịch vụ chia sẻ ảnh Flickr mà người dùng cũng có thể tự chia sẻ cuộc sống riêng tư lên ứng dụng này như một mạng xã hội thu nhỏ chuyên về thời tiết và phong cảnh.

Yahoo! Weather mới đã ra phiên bản dành cho hệ  điều hành iOS với 30 ngôn ngữ (có cả tiếng Việt). Người dùng có thể tải về miễn phí thông qua Apple App Store. Thông tin về việc chia sẻ hình ảnh cho ứng dụng này có trên trang Projectweather của dịch vụ Flickr.

Bên cạnh đó, Yahoo cũng giới thiệu hòm thư điện tử phiên bản dành cho tablet Androird và iPad. Trước đây, hòm thư điện tử của Yahoo chỉ tương thích với các điện thoại di động chạy Android và iOS với kích thước màn hình nhỏ hơn.

Nhờ kích thước màn hình lớn, Yahoo! Mail dành cho máy tính bảng có không gian thoải mái để thiết kế giao diện hai cột: Một bên là danh sách thư và phần lớn còn lại để hiển thị nội dung, khá giống phong cách của một tờ tạp chí.

Hòm thư này cũng được thiết kế để người dùng thao tác dễ dàng mà không cần đến các phím điều hướng cảm ứng hay vật lý. Bởi mọi thứ người dùng cần đều được đặt trên màn hình để dễ dàng tập trung và thao tác nhanh chóng.

Người dùng có thể tải Yahoo! Mail miễn phí từ chợ ứng dụng Play Store của Google hoặc App Store của Apple.

Ưu và nhược điểm của mua sắm trực tuyến


Bài viết này giúp bạn nắm rõ hơn những “điểm cộng” và “điểm trừ”, nguy cơ và lợi ích của hình thức mua sắm trực tuyến.


Ưu điểm

  1. Đặc điểm của mua sắm online là bạn có thể sở hữu mọi thứ thông qua các cú click chuột chứ không cần phải đến tận trung tâm thương mại để mua hàng. Sau khi vào web bán hàng, chọn sản phẩm, chỉ cần đặt hàng (order) người bán sẽ mang sản phẩm đến tận nhà bạn.
  2. Vừa ngồi nhà mua sắm thoải mái, bạn còn tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí đi lại so với việc phải tự mình tìm đến cửa hàng.
  3. Mua sắm online cho phép bạn mua hàng bất cứ khi nào bạn muốn. Các “gian hàng” trên mạng không bao giờ “đóng cửa”, bạn có thể mua sắm 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần.
  4. Các trang web bán hàng ngày càng phát triển cả về số lượng và chủng loại sản phẩm. Bạn không cần chạy vòng quanh trung tâm thương mại hay siêu thị để mua đủ các sản phẩm. Thay vào đó, những cú click chuột sẽ “làm” giúp bạn.
  5. Mua sắm ở các chợ, trung tâm thương mại hay cửa hàng rất khó để bạn có thể so sánh đặc điểm và giá của sản phẩm với nhau. “Đi chợ” online, bạn dễ dàng so sánh và đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
  6. Đôi khi bạn gặp phải những người bán hàng không được dễ chịu tại một số địa điểm bán hàng. Mua sắm online thì khách hàng chẳng phải để ý đến chuyện ấy nữa.
Nhược điểm

  1. Nếu trang web bán hàng không nhận thanh toán tiền mặt, “điểm trừ” đầu tiên là bắt buộc phải có khoảng thời gian chờ đợi từ lúc bạn hoàn tất việc thanh toán đến khi hàng được chuyển đến nhà.
  2. Bạn không thể thử sản phẩm trước khi mua chúng. Điều này rất quan trọng với các sản phẩm như giày dép, quần áo, mỹ phẩm...
  3. Phí vận chuyển cao thường góp phần làm tăng tổng giá trị sản phẩm. Thêm vào đó, nếu sản phẩm được vận chuyển (ship) từ nước ngoài, bạn còn phải đóng thêm một khoản thuế nữa.
  4. Phương thức thanh toán online có thể không bảo đảm hoàn toàn bảo mật thông tin cá nhân. Một số trang web online không thể đảm bảo an toàn các dữ liệu thẻ thanh toán hoặc thẻ tín dụng của bạn.
  5. Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa có thể bị hư hỏng. Bạn sẽ phải mất vài ngày nữa để đổi sản phẩm khác hoặc tệ hơn là đơn vị bán hàng có thể không đổi cho bạn.
  6. Mua sắm online quá dễ dàng khiến một số người dễ “nổi hứng” mua hàng vô tội vạ. Trong số đó nhiều sản phẩm người mua không thực sự có nhu cầu.
  7. Bên cạnh những trang web bán hàng thanh toán bằng tiền mặt, rất nhiều trang khác chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ nội địa.

Tại sao website của bạn cần S.E.O


Hàng ngày, có vô số website được thành lập trên Internet, vì vậy nếu bạn không tích cực thực hiện việc quảng cáo cho website của bạn trên các bộ máy tìm kiếm thì nó rồi sẽ dần bị lãng quên.



Theo một số thống kê thì có đến hơn 80% số người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google , Yahoo, MSN v..v để tìm những sản phẩm, dịch vụ và thông tin họ đang cần và đặc biệt ở Việt Nam thì Google chiếm gần như tuyệt đối.

Nhưng liệu với hàng tỷ website hiện đang tồn tại, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn trước mà không phải của các đối thủ cạnh tranh? Chính vì đa phần khách hàng đến với một website đều thông qua các công cụ tìm kiếm, nên nếu như trang web của bạn có thứ hạng thấp thì đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh.

Và thực tế còn chỉ ra rằng, không người dùng nào đủ kiên nhẫn xem quá ba trang kết quả, vì vậy nếu website doanh nghiệp của bạn không nằm trong top 30, khách hàng sẽ không hề biết website của bạn tồn tại. Và một thực tế đáng lo ngại đã chỉ ra rằng có đến hơn 75% người dùng các công cụ tìm kiếm chỉ xem hết trang thứ nhất của kết quả tìm kiếm.

Vì thế, nếu trang web của bạn nằm ở những kết quả tìm kiếm đầu tiên thì cơ hội được khách hàng viếng thăm là rất lớn. Công ty cũng như doanh nghiệp của bạn sẽ tăng doanh thu một cách đáng kể. Vì vậy, S.E.O chính là giải pháp cho vấn đề trên.

S.E.O là gì?


S.E.O là chữ viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa là quy trình tối ưu hóa tìm kiếm cho trang web của bạn nhằm tăng lượng truy cập đến từ các bộ máy tìm kiếm. Mục tiêu của S.E.O là đưa trang web lên hàng đầu trong các kết quả tìm kiếm theo một số từ khóa cụ thể.

Search Engine Optimization
Cụ thể hơn, phương pháp S.E.O là dùng từ khoá cụ thể mà bạn muốn chọn để nói đến hoặc có liên quan đến sản phẩm của mình để làm cho từ khoá đó thông dụng và xuất hiện trên hàng loạt website khác nhau. Với phương pháp như vậy, mỗi khi người dùng tìm kiếm từ khoá liên quan đến sản phẩm của bạn thì họ sẽ chỉ nhìn thấy được hàng loạt website và bài viết có liên quan đến sản phẩm của bạn. Như vậy, khách hàng sẽ biết nhiều đến website của bạn, nơi chứa đựng từ khóa mà họ đang tìm kiếm.

Lỗ hổng bảo mật của Viber trên điện thoại Android

Theo hãng bảo mật BKAV, lỗ hổng nghiêm trọng trong ứng dụng nhắn tin miễn phí Viber cho phép hacker vượt qua màn hình khóa, truy cập hoàn toàn vào điện thoại Android.

Hình ảnh minh họa được chụp từ Clip

BKAV giải thích cơ chế tấn công như sau: Điện thoại nạn nhân bị khóa song đã cài đặt và đang khởi chạy Viber. Kẻ tấn công nhắn một tin nhắn tới nạn nhân, lúc này sẽ có thông báo trên màn hình khóa. Một trong những tính năng độc đáo của Viber là bạn có thể trả lời tin nhắn dù điện thoại đã khóa (lưu ý là điện thoại Android). Kích hoạt bàn phím Viber là bước thứ 2 để tấn công.

Một khi bàn phím được kích hoạt trên điện thoại nạn nhân, kẻ tấn công gửi tiếp một tin nhắn khác. Lần này, chỉ cần nhấn nút quay lại (back) trên điện thoại nạn nhân, hắn sẽ ngay lập tức truy cập vào thiết bị. (Xem clip minh họa bên dưới.)

Theo BKAV, vấn đề phát sinh từ cách thức Viber tương tác với màn hình khóa Android, Giám đốc bộ phận An ninh của BKAV Nguyễn Minh Đức, viết trên website công ty: “Cách Viber xử lý tin nhắn pop-up trên màn hình khóa của smartphone không thường gặp, dẫn tới không kiểm soát được logic lập trình điều khiển, gây ra lỗ hổng như đã nói”.

BKAV đã liên hệ với Viber về vấn đề trên song chưa được phản hồi. Vào thời điểm phóng viên viết bài này, tài khoản Facebook, Twitter chính thức của Viber vẫn im lặng. Song theo nguồn tin riêng của ICTnews, đại diện Viber cho biết sẽ vá lỗi trong tuần tới.

Dù khá sốc trước thông tin kẻ xấu có thể dễ dàng vượt rào qua màn hình khóa của Android, nhưng người dùng không nên quá hoảng hốt bởi thực tế lỗ hổng này yêu cầu hai thứ mà phần lớn kẻ tấn công không có. Đầu tiên, chúng cần tiếp cận thực sự với điện thoại nạn nhân; nếu không sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra với điện thoại của bạn dù nó đã khóa hay không khóa. Thứ hai, kẻ tấn công phải biết được thông tin Viber của nạn nhân để gửi tin nhắn.

Hai yếu tố trên có thể hạn chế tối đa khả năng bị hacker tấn công, chưa nhắc tới việc chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số hàng triệu người dùng Android sử dụng Viber. Điều gây lo ngại ở đây là lập trình viên Viber không biết hay không quan tâm tới lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng của họ. Chắc chắn, Viber không phải là nhà phát triển ứng dụng duy nhất bị xét nét về điều này.